Trang

Chuyên bán tổ yến sào nguyên chất giá tốt nhất tại Đà Nẵng

Chuyên bán tổ yến sào nguyên chất ( chưa qua sơ chế ) 100%, call 0944.2222.54 - Yến Sào Hoàng Khải
Uy tín 100%
Giá yến thô loại 2: 3,800,000VNĐ - Loại 1: 4,000,000VNĐ/100gr
Giá yến sạch lông: 4,200,000VNĐ/100gr
Showroom: 37 Hải Phòng, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Hotline: 0944.2222.54
Website: www.yensaohoangkhai.com
Facebook: www.facebook.com/YenSaoHoangKhai
Mail: Hhkhai@gmail.com

SHOWROOM
YẾN THÔ 3,800,000 (loại 11-12 tổ) - 4,000,000 (loại 8-9 tổ)
YẾN SẠCH LÔNG 3,800,000
NHÀ NUÔI CHIM YẾN





www.toyendanang.com

Bán tổ yến tinh chế ( đã làm sạch lông ) tại Đà Nẵng

Chuyên bán tổ yến sào nguyên chất ( chưa qua sơ chế ) 100%, call 0944.2222.54 - Yến Sào Hoàng Khải
Uy tín 100%
Giá yến thô loại 2: 3,800,000VNĐ - Loại 1: 4,000,000VNĐ/100gr
Giá yến sạch lông: 4,200,000VNĐ/100gr
Showroom: 37 Hải Phòng, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Hotline: 0944.2222.54
Website: www.yensaohoangkhai.com
Facebook: www.facebook.com/YenSaoHoangKhai
Mail: Hhkhai@gmail.com

SHOWROOM
YẾN THÔ 3,800,000 (loại 11-12 tổ) - 4,000,000 (loại 8-9 tổ)
YẾN SẠCH LÔNG 4,200,000
NHÀ NUÔI CHIM YẾN





www.toyendanang.com

Toàn tập về yến sào & nhà nuôi yến sào - Chủ đề 01: Ván cho chim yến làm tổ (Ván SW0-2)

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)


   Chim yến tiết nước bọt làm tổ để sinh sản nên tổ rất dính và gắn được trên nhiều vật liệu như đá, tường gạch tô cement, tấm bêtông và ván gổ …, nhưng không gắn trên sắt thép và ván nhựa giả được vì không thấm nước.

Ở Indonesia, trước năm 1996, thời kỳ đầu của ngành nuôi chim yến, ván Teak (Giả Tị) được chọn dùng vì nhiều nhà chim yến tự nhiên vào ở là dùng ván Teak làm rui kèo cột, đòn tay.., chim yến làm tổ trên các tấm ván này. Ván giả tị có đặc điểm tốt cho chim yến làm tổ là thớ gỗ lớn, xốp nhẹ, hút nước nhanh, còn ván căm xe, gỏ, trắc …dùng không hiệu quả vì thớ gỗ nhỏ, cứng nặng, hút nước chậm ít .. và đắt tiền.

Các nhà khoa học và chủ nhà yến đã khảo sát và kết luận chim yến thích gắn tổ lên trên các tấm ván vì chim dể bám hơn trên tường gạch đá. Nhà yến có nhiều tấm ván thì chim gắn nhiều tổ, nhà chỉ có vài tấm ván thì có tổ ít. Khi chim treo mình làm nền tổ, nước bọt phun ra ván hút nước tốt hấp thu khô nhanh nên chim làm nền tổ xong nhanh, chim không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều khi chim treo mình làm tổ. Nền tổ làm nhanh thì tổ được xong sớm. Nền tổ dày cứng sẽ giữ tổ, trứng và
chim non được chắc chắn.

Ván giả tị không mùi, không có vị đắng và ít bị mạt gỗ xâm hại, khi đóng chắc chắn không lung lay, đây là một yếu tố quan trọng để chim yến đeo bám lên ván ở lại nhà yến.


1/- Lý do có ván SWO-2

Từ năm 1996, ở Indonesia, Chính phủ và các ngành hửu quan bắt đầu quan tâm đến nghề nuôi chim yến vì giá trị hửu ích của tổ yến đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nên đã tổ chức nhiều hội nghị bàn về kế hoạch phát triển nghề nuôi chim yến.

Số lượng nhà yến xây dựng bùng phát rất nhanh, tìm ván giả tị để đóng cho chim yến làm tổ trở nên khó khăn do khan hiếm và giá cao, các nhà khoa học kỹ thuật đã nghiên cứu tìm loại ván thay thế dùng cho chim yến làm tổ.

Ván dùng cho chim yến làm tổ được gọi là SWO-2 chử viết tắt của Swiftlet Wood Owen-2, ván chim yến làm tổ được sấy 2 lần.

SWO-2 là qui trình để sản xuất ván cho chim yến làm tổ và gọi quen là ván SWO-2. Các nhà nuôi chim yến ở Indonesia sử dụng ván này thành công, số lượng nhà nuôi chim yến phát triển cực nhanh, đến năm 2006 là 160.000 nhà và đến năm 2012 trên 200.000 nhà.

Ván SWO-2 được làm từ các loại gỗ tạp rẻ tiền, không có vị đắng, không mùi, không cứng, thớ gỗ không dày, sấy khô không bị công vênh và diệt hết côn trùng, nấm mốc có trên ván. Ván nhẹ dễ gắn lên trần, dễ cưa cắt, đóng vửng chắc, ít bị ảnh hưởng thời tiết môi trường và thời gian sử dụng trên 20 năm.

Lý do ván phải sấy 2 lần là do ván có thớ gổ lớn thô, để tránh công vênh, phải thực hiện hai lần sấy, sấy lần đầu chỉ cần đạt độ ẩm nhỏ hơn 20% là lấy ra hồi ẩm và có thể cho xử lý ngâm tẩm phòng ngừa mối mọt, nấm mốc rồi cho sấy lần thứ hai đạt độ ẩm nhỏ hơn 10%, sau khi hồi ẩm, ẩm độ của ván 9-10%.

Ván không bào để thô nguyên vết cưa cho chim bám làm tổ dể. Từ sau năm 2011, ván SWO-2 với lý do sợ những dâm của thớ gỗ đâm vào thân chim yến khi treo mình ngủ, ván được bào hai mặt và làm thêm các rảnh cạn 0,7-1 mm, rộng hơn 1mm, mỗi rảnh cách nhau 1-1,2 cm để cho chim dể treo thân ngủ và làm nền tổ dể dàng hơn. Ván SWO-2 có 2 qui cách dày 2 cm, rộng 15 cm và dày 2 cm, rộng 20 cm. Ở Indinesia và Malaysia các nhà yến vẩn thích dùng ván rộng 15 cm. Ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, các nhà yến dùng cả 2 loại rộng 15 cm và 20 cm.

2/- Các vật liệu khác dùng làm chổ cho chim yến làm tổ

Trong thời gian từ sau năm 1996 đến nay, có nhiều nhà yến ở Indonesia và sau này là ở Malaysia, sử dụng đá, đá chẻ, tấm cement, ván nhựa giả gắn lên trần và tường làm chổ cho chim yến làm tổ rất nhiều.
Trong nhà yến có môi trường phù hợp ổn định thì chim yến đến sống, đến thời kỳ sinh sản chim làm tổ trên những vật liệu có trong nhà yến.

Các nhà khoa học kỹ thuật và chủ nhà yến đã theo dỏi thống kê và kết luận hiệu suất chim đến ở và làm tổ trong những nhà yến không dùng ván thì thấp hơn là nhà yến dùng ván cho chim làm tổ nhưng chủ nhà yến được giảm thiểu chi phí mua ván và không phải phập phòng lo lắng rủi ro bị nấm mốc xâm hại chim bỏ đi.
Khuyết điểm của tấm cement cho chim yến làm tổ mới được nêu ra và hiện nay là lý do ngăn cản kéo dài không cho tổ yến Malaysia tái xuất vào lại thị trường Trung Quốc. Sau những tai tiếng tổ yến Malaysia giả yến huyết thì tổ yến Malaysia có hàm lượng Nitrite cao, có hàm lượng các chất phụ gia trong cement .. không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Để có thể tái xuất tổ yến vào lại thị trường Trung Quốc, năm 2012, Bộ Nông Nghiệp Malaysia phải cho phân loại 60.000 nhà yến và chỉ cấp giấy chứng nhận cho những nhà yến sử dụng ván có tổ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các nhà yến sử dụng tấm cement là không đạt yêu cầu vì cho rằng các chất phụ gia trong cement có hại cho người tiêu dùng tổ yến.

Giữa năm 2012, Hiệp hội nuôi yến ở Malaysia đã tổ chức hội thảo tìm những biện pháp để sớm tái xuất tổ yến vào thị trường Trung Quốc. Hội thảo có vài ngàn chủ nhà yến ở cả nước Malaysia tham dự nhưng đến nay, tổ yến Malaysia vẩn chưa tái nhập vào thị trường Trung Quốc.

3/- Các loại ván dùng chế biến xử lý theo tiêu chuẩn SWO-2 cho chim yến làm tổ.
Ở Indonesia và Malaysia, các loại ván tạp rẻ tiền, không mùi không vị đắng, thớ gổ lớn và nhẹ đều được đưa vào sản xuất ván SWO-2.

Gỗ tạp ở Indonesia, Malaysia là Meranti trắng (sến trắng), Meranti Merah, Dammar Laut (nhựa ruồi), Bengkirai (sến mũ vàng), Kamfer (long não) Memkelang ( mềm đỏ), lòng mức, thông trắng... đều được xử lý SWO-2 dùng cho nhà yến.

Trước năm 2011, các nhà kinh doanh gỗ Việt Nam đã nhập vài trăm ngàn khối các loại gổ này của Malaysia để dùng làm ván copha xây dựng vì giá rẻ hơn ván tạp rừng Việt Nam. Gổ tròn Meranti chỉ có 3-3,5 tr/m3.
Năm 2012, tốc độ xây nhà yến ở Việt Nam tăng nhanh, nhu cầu ván cho chim làm tổ tăng, một số chủ nhà yến Việt Nam đặt mua ván Meranti của Malaysia nên giá gổ này bị đẩy lên, ván Meranti thành phẫm SWO-2 nhập về bán tại Việt Nam là 23-26 triệu/m3.

Ở Thái Lan và Campuchia, dùng các loại gổ tạp nhẹ, không mùi, không vị đắng là trâm vàng, giẻ đỏ, sến, chò xót, dừa, thốt nốt, long mức, gáo nước….làm ván cho chim làm tổ. Ở Việt Nam thì dùng ván thông trắng Pinus amamiana, bạch tùng Podocarpus imbricatus, xoan nhà Melia azedarach, dái ngựa Swietenia mahagoni, sọ khỉ, tràm lai, dừa, trâm vàng, giẻ đỏ, chò xót,

lòng mức, cây sến, gáo nước, mít nài, bằng lăng, sao …làm ván cho chim làm tổ Như vậy, các loại ván tạp rẻ tiền không có vị đắng, không mùi, không phân biệt nhẹ hay nặng đều có thể dùng xử lý theo qui trình SWO-2 thành ván cho chim yến làm tổ.

Theo khảo sát của chúng tôi trên 200 nhà yến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước Việt Nam, ở Kampot, Sihanook Ville (Campuchia) Palem Chonburi Thái Lan thì sức hấp dẩn của mỗi loại ván với thời gian chim làm tổ không khác nhau như các nhà kỹ thuật ở Indonesia, Malaysia trước đây phát biểu.

Chim yến vào ở trong nhà yến nhiều hay ít tùy thuộc vào vùng hoạt động của chim và môi trường của nhà yến, còn thời gian chim yến làm tổ hoàn toàn tùy thuộc vào thời kỳ sinh sản của chim.

4/- Các nhà máy chế biến gổ ở Việt Nam dùng hóa chất vô cơ ngâm diệt mối mọt, nấm mốc có sử dụng được trong nhà yến được không ?

Năm 2012, gỗ và các sản phẩm từ gổ của Việt Nam đã xuất khẩu 4,9 tỷ USD vào các thị trường có rào cản kỹ thuật cao như các nước Bắc Mỹ, EU, Nhật và Hàn Quốc. Các sản phẩm này được sản xuất ở các nhà máy chế biến gỗ với qui trình công nghệ cao ngâm tẩm sấy chế biến gổ tạp thành gỗ dân dụng xuất khẩu không bị mối mọt, nấm mốc xâm hại.

Hóa chất ngâm tẩm có nguồn gốc vô cơ là CuSO4 50%+ K2Cr 2O7 50% hay Chlorothalonil 50% + Carbendazim 10% (họat chất được phép sử dụng thay thế PCP, NaPCP trong phòng trừ nấm mốc hại gỗ), Mocide hay Kabor ( hổn hợp Boron và Insectide) chuyên trị mối mọt gổ.

Ván tẩm những hóa chất này hoàn toàn không độc nên con người sử dụng và không có dư lưu vị đắng và mùi lạ thì chim yến vẩn làm tổ tốt.

Thực tế về tính bền sử dụng của các hóa chất này chỉ duy trì 6-12 tháng, hàm lượng giảm dần và không còn nửa, khi sử dụng nếu ván này bị buộc ở trong môi trường thuận lợi cho nấm mốc hay mối mọt từ bên ngoài tấn công vào thì ván không còn khả năng chống đở vẩn bị nấm mốc, mối mọt tấn công khi nhà yến bị vận hành sai.

Chủ đề 03: Sinh lý sinh thái chim yến Việt nam

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)

    Những trao đổi về chim yến sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giống chim mà chúng ta đang chăm sóc và yêu quý. Có như vậy thì việc đầu tư của chúng ta mới hiệu quả, các biện pháp kỹ thuật áp dụng mới đúng hướng. Kỳ trao đổi này, chúng ta cùng tìm hểu về: Yến - sinh lý, sinh thái chim yến Việt nam.


ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI CỦA CHIM YẾN NUÔI TRONG NHÀ TẠI VIỆT NAM

1/ Đã định danh chim yến tổ trắng sống ở hải đảo và trong nhà: ở các nước Đông Nam Á là Colloccalia fuciphaga. Dựa trên vùng địa lý nơi chim sinh sống mà phân loài, chim yến tổ trắng C. fuciphaga bắt được ở Việt Nam và Thái Lan, Campuchia gọi là C. fuciphaga germani, bắt được ở Malaysia thì gọi là C. fuciphaga amechana.

2/ Sai khác về hình thái, sinh thái, sinh lý và sinh sản của chim yến sống ở đảo và sống trong
nhà:


-  Chim yến sống làm tổ trong hoang đảo ven biển, phân loài chim yến ở Việt Nam có tên là Colloccalia fuciphaga germani hay còn gọi là Aerodramus fuciphagus germanicus. Kích thước nhỏ, cánh dài 115-125 mm, chiều dài cơ thể khoảng 10-16 cm, nặng 13,9-14,5 g, lưng màu nâu đen, cánh và đầu đen đậm, hông màu nâu xám; giò không có lông hoặc rất ít lông nhỏ, làm tổ hoàn toàn bằng nước bọt. 

    Chim yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Thời gian làm tổ đợt 1 của chim mới trưởng thành là khoảng 75 ngày. Sau khi bị lấy tổ kỳ I, chim yến lại tiếp tục xây tổ lần hai với tốc độ nhanh hơn, đến gần giữa tháng 5 bắt đầu đẻ trứng trong thời gian là 40-45 ngày. Tổ kỳ II bị lấy, chim lại xây tổ lần thứ ba. Đối với lần này, có hai trường hợp: 

+   Vào năm không dưỡng chim, thời gian làm tổ khoảng 40-45 ngày, tuy tốc độ có chậm hơn kỳ II, khoảng gần giữa tháng 7. Kỳ này chất lượng tổ yến kém hơn, số lượng tổ ít hơn kỳ II; 

+   Vào năm dưỡng chim để cho chim yến làm tổ, đẻ, ấp nở, chim non lớn bay khỏi tổ khoảng 100-110 ngày, đến khoảng đầu tháng 9 khai thác tổ kỳ III. Số lượng tổ kỳ này ít hơn, chất lượng thì chân nền tổ dài hơn nhưng đen bẩn hơn tổ của kỳ III không dưỡng chim. Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định. 

-   Chim Yến sống và làm tổ trong nhà có kích thước nhỏ, lông màu nâu đen. Cánh dài, nhọn, đuôi ngắn chiều dài cánh trung bình 114 mm; đuôi 49 mm, trọng lượng khoảng 12,6g. Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 - 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 - 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được. Chim yến 8 - 10 tháng trưởng thành và đẻ trứng lần đầu.

    Trong những nhà yến, có thực hiện ấp trứng chăm sóc nhân tạo thì nuôi chim non 60 ngày và hoặc kéo dài sau 90 ngày mới thả chim. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 - 8 ngày, ấp trứng: 23 ÷ 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày. Chim yến nhà bắt cặp ghép đôi sống chung sau 3-4 tháng tuổi. 

    Nhịp độ sinh sản phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ thì bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ lại nên chim nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kỳ một năm. Trong nhà yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.

    Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định.

    Mục đích chim yến tổ trắng làm tổ là để đẻ trứng, ấp và nuôi con, không phải làm tổ để ở nên chim không di cư vào mùa đông. Điều này khẳng định chim yến có thể sống tốt ở các tỉnh phía Bắc của miển Trung Việt Nam bên kia đèo Hải Vân như Huế, Quảng Bình Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa, Kontum. Tại đảo Hải Nam Trung Quốc đã có nhiều đợt thử nghiệm thả nuôi chim yến giống, các chuyên viên Malaysia đã khẳng định với chúng tôi là trong qui mô thử nghiệm có kết quả tốt, nhưng trong môi trường thiên nhiên thì rất khó vì môi trường khí hậu và nguồn thức ăn côn trùng trong mùa lạnh. 

    Trong tháng 5/2013, chúng tôi đã đến thăm và xác nhận chim yến tự nhiên về ở , làm tổ và có chim non tại lầu 4 của một căn nhà 10x25 m bỏ trống ở xã Tân Thành, Vủ Bản , Nam Định, có thể chim yến đã ở từ tháng 1/2013 bắt đầu sau những đợt rét lạnh giảm bớt. Thời tiết lúc này nắng nóng trên 40oC, chim yến đi ăn xa và trên cao của nhiều vùng của Ninh Bình, Phủ Lý, Hưng Yến, Hà Nội. Kiểm tra vào lúc 18-16,30g ngày 13 và 14/5/2013, chim yến đều xuất hiện số lượng nhiều trên 50 con. Chim yến đã định cư sống được ở Thắng Lợi Kontum tại nhà yến của A. Chuyên nơi có độ cao 530 m, ở Nam Định nơi có tháng 12 và tháng 1 mỗi năm, nhiệt độ xuống thấp dưới 14o C. Mặc dù là cá biệt, nhưng cũng có thể nhận định là nếu xử lý tốt trong mùa lạnh, với đồng bằng sông Hồng, có nguồn côn trùng phong phú… vẩn có thể nuôi được chim yến trong nhà và có hiệu quả.
3/ Sai khác ADN giữa phân loài chim yến sống trong nhà và ở đảo:

-   Chim yến làm tổ ở các đảo tỉnh Bình Định và chim yến làm tổ trong nhà ở đất liền tỉnh Bình Định, tỉnh Khánh Hoà đều là các quần thể thuộc loài Aerodramus fuciphagus.

-    Có sự sai khác di truyền khá nhiều giữa chim yến đảo với chim yến nhà ở mức tương đương, sự sai khác giữa các phân loài thuộc loài Aerodramus fuciphagus, nhưng giữa chim yến nhà ở Bình Định và Khánh Hòa cũng có sự sai khác biệt nhưng rất ít, chỉ ở mức cùng phân loài.

-   Quần thể chim yến làm tổ trên đất liền ở tỉnh Bình Định và tỉnh Khánh Hoà không bắt nguồn từ quần thể chim yến làm tổ ở trên đảo thuộc tỉnh Bình Định và Khánh Hòa. Trên thực tế, khi khảo sát chọn lựa địa điểm xây nhà yến ở các tỉnh Miền Trung như ở Điện Phương Điện Bàn của Quảng Nam, Đông Tước, Phú Hòa của Phú Yên, Tuy Phước Bình Định, Nha Bích và Tân Thành Bình Phước … ghi nhận có sự khác nhau về các đàn chim yến hoạt động tại chổ. 

    Khi mở phát tiếng khảo sát chim yến, có nhiều đàn chim bay xuống đảo nhiều lần quanh trên loa phát tiếng chim là những con chim sống trong nhà xây đang sinh sống và hoạt động kiếm mồi ở các vùng lân cận nghe tiếng khảo sát tìm đến. Nhưng có nhiều đàn chim yến khi nghe tiếng chim khảo sát cũng hạ thấp tầm bay, không xuống thấp gần loa phát, quan sát rồi bay đi luôn là những chim yến ở đảo Cù lao Chàm Hội An, Đảo Yến Bình Định, các hòn yến của Khánh Hòa bay vào trong nội địa các vùng rừng bụi, cánh đồng lúa kiếm mồi ăn côn trùng, hoặc có thể là những đàn chim yến trong nhà trên đường di chuyển đi hay về, nghe tiếng khảo sát hạ thấp tầm bay và bay đi luôn. Những chim yến đảo này sau khi kiếm ăn sẽ về trú ở các đảo yến cũng như những đàn chim đi ngang, rất khó thu hút dẩn dụ chúng vào sống trong những nhà yến xây khi môi trường sống ở đảo còn thuận lợi.

-   Có suy luận là những quần thể chim yến sống ở TP. HCM, tỉnh ĐBSCL và các tỉnh ven biển miền trung có sự sai khác biệt nhỏ với các quần thể chim yến sống các tỉnh phía Nam. Đã có những kiểm nghiệm về tiếng gọi chim kêu có sai khác ở hai vùng miền khí hậu, khả năng tới hạn của chim yến với sự thay đổi thời tiết, môi trường nơi đang sinh sống.

-   Chất lượng tổ yến về mức độ hòa tan trong nước cũng khác nhau, tổ yến miền Trung trong quá trình hấp chín để sử dụng ít bị hay không bị tan trong nước, sợi tổ yến không bị biến tính còn nguyên sợi và chỉ hút nước trương nở. Có suy luận là do nguồn côn trùng làm mồi ăn cho chim yến ở vùng miền các tỉnh ven biển có hàm lượng chitin cao, một số enzyme trong nước miếng chim yến đã chuyển hóa Chitin thành Chitosan và do Chitosan không tan trong nước.

4/ Khu vực kiếm ăn, đường chim bay, khả năng làm tổ trên đất liền của chim yến ở tỉnh Bình Định và Phú Yên:

-   Chim yến nhà tại tỉnh Bình Định thường kiếm mồi tại một vài khu vực thuộc huyện Tuy Phước, huyện Tam Quan Bắc và tại thành phố Quy Nhơn. Vào thời điểm sinh sản, chim yến thường bay kiếm ăn gần khu vực sinh sống như dọc bán đảo Phương Mai. Tại những khu vực này có đồng lúa, có sông, có đầm nước ngọt, có chợ, núi thấp che phủ bởi một số loài cây cao, xen kẽ với nhiều cây ăn trái, độ ẩm cao, nhiều côn trùng,…Đây là điều kiện vĩ mô tốt cho chim yến

-   Đường bay của chim yến từ đảo vào đất liền kiếm ăn là hướng Đông-Đông Nam và chiều về
tại đảo từ hướng Tây Nam. Ở Bình Định, vùng hoạt động kiếm ăn, khu vực tắm uống nước thường xuyên trong năm của chim yến là tại một vài xã phía Đông Bắc huyện Tuy Phước là xã Phước Nghĩa, Phước Thuận và ở Phú Yên là khu vực đồng bằng sông Ba, nơi có môi trường vĩ mô lý tưởng cho chim Yến.

5/ Điều kiện khí hậu, môi trường trong nhà thích hợp để chim Yến sinh sống làm tổ:

     Nhiệt độ trong nhà yến là từ 26-31°C, tuy nhiên tùy theo vùng miền, chim yến vẩn có thể chấp nhận sống trong điều kiện nhiệt độ trung bình bên trong nhà không đồng đều như tháng 6 có nhiệt độ trung bình cao nhất 30oC - 34oC, tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 19oC- 20,5oC.

    Trong môi trường ẩm độ 74% - 85%, số lượng cá thể chim yến làm tổ trong mùa sinh sản luôn cao và tương đối ổn định hơn trong môi trường độ ẩm cao. Chim yến vẩn chấp nhận làm tổ và sinh sản ở môi trường ẩm độ cao 89-92% nhưng sản lượng có thể giảm 15-18%, trường hợp này rất dể bị tổn thương cho các vật dụng trang thiết bị trong nhà yến. Chim yến không vào làm tổ khi độ ẩm luôn thấp dưới 74%. Cường độ ánh sáng trong nhà yến phải dưới 50 lux. 

    Hiện nay, ở Thái Lan có một nhà yến, ở Malaysia cũng có 1 nhà yến có cường độ ánh sang trong nhà dưới 50 lux, đèn neon được mở sang 24/24, chim vẩn ở và làm tổ bình thường, số lượng trên vài ngàn con, khi tắt đèn, chim không chịu ở bay ra khỏi nhà yến, chỉ khi nào mở đèn lại chim mới vào nhà. Chúng tôi hỏi Ramed Wongphan về hiện tượng này và chúng tôi có ý kiến về phương diện kỹ thuật thì chim yến vẩn có thể thích nghi sống được thay đổi theo môi trường nhưng điều quan trọng là vùng cung cấp thức ăn. Một số nhận định trước năm 2006 của nhiều chuyên gia Indonesia và Malaysia có thể phải được suy nghĩ lại về môi trường sống của loài chim yến cho tổ trắng ).

6/  Hướng lỗ ra-vào của nhà yến: 

    Theo kết quả nghiên cứu chim yến sống ở các đảo thì các cửa hang tự nhiên đều ở trong 3 hướng là Đông, Nam và Bắc. Ở hang cửa hướng Đông chiếm 55,6%, hướng Nam và hướng Bắc chiếm 44,4%. Chim Yến thường chọn hang có cửa hướng Đông là do có sự tương thích về thời gian và chu kỳ chiếu sáng. Hướng lỗ ra vào của các nhà yến cũng thường được bố trí theo các hướng này. 

    Phần lớn là chọn theo hướng Bắc và hướng Nam vì chủ nhà yến nghỉ rằng cần giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu vào nhà yến để đạt được cường độ ánh sáng dưới 0,02 lux mờ tối. 

    Chọn theo hướng Đông, nếu chuồng cu nằm ở một phần ở giữa nhà yến thì có một phần trong nhà yến bị ảnh hưởng nhưng cường độ ánh sáng dưới 50 lux không ảnh hưởng đến sinh hoạt chim yến, nếu chuồng cu nằm ở cuối nhà yến cùng hướng Đông thì toàn bộ nhà yến cường độ ánh sáng dưới 0,02 lux, nếu chuồng cu nằm ở cuối nhà yến là hướng Tây thì toàn bộ nhà yến cường độ ánh sáng dưới 50 lux và chỉ cần chỉnh sửa ở phòng chim bay dạo. Tuy nhiên vẩn có nhà chim yến mở lỗ ra-vào ở hướng Tây và chim yến vẩn về tốt.

7/ Chu kỳ hoạt động ngày đêm của chim yến tại nhà yến:
Chim yến hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thời điểm chim Yến rời nhà được ghi nhận là từ 5g28-5g36 phút sáng (trong khoảng thời gian khoảng 17-18 phút) & về nhà là 16g55- 17g15 phút chiều (khoảng 86- 87 phút). 
    Tuy nhiên, các thời điểm này sẽ có sự dao động qua các tháng và nhân tố chi phối sự dao động này là sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng và các hoạt động của chim trong mùa sinh sản. Số lần rời và về nhà yến trong ngày theo thay đổi đời sống chim yến theo mùa sinh sản và rất rỏ ràng. 

    Trong mùa sinh sản chim yến rời và về nhà yến, thời kỳ chim ghép đôi và làm tổ 1 lần/ngày, thời kỳ chim đẻ và ấp trứng 2 lần/ngày, thời kỳ nuôi và chăm sóc con non 4-5 lần/ngày

8/ Đặc điểm và tập tính sinh sản của chim yến: 

  Chim yến trưởng thành 3-4 tháng tuổi và bắt đầu ghép đôi tìm nơi ở mới, trưởng thành sinh dục 7-8 tháng tuổi. Thời gian sinh sản của chim yến tổ trắng bắt đầu từ tháng 12 và chấm dứt vào tháng 7 của năm sau.
Các hoạt động trong mùa sinh sản gồm ghép đôi, giao hoan, giao phối thường xảy ra trong tháng 12, xây tổ từ tháng 1-4, đẻ trứng tháng 5, trứng nở tháng 6, chim non rời tổ tháng 7.

  Chim yến ghép đôi vào buổi sáng sau khi rời hang và buổi chiều trước lúc vào hang khoảng 30 phút. Chim bay lượn thành từng đàn, từng nhóm nhỏ, từng đôi trước cửa hang và liên tục phát ra tín hiệu tìm “bạn tình” để ghép đôi và giao hoan. Thường buổi sáng vào lúc 6 giờ, khoảng 60-70 % số lượng chim trong nhà yến, buổi chiều số lượng chim giao phối ít hơn khoảng 5-10% nhưng kéo dài từ 5g30-6 g. Chim yến giao phối trong khi bay.

- Chăm sóc con non: Chim non mới nở 1 ngày tuổi là đã phát tín hiệu đòi ăn. Khi xuất hiện lông cánh, chim non bắt đầu vỗ cánh tập bay. Số lần vỗ cánh tăng theo tuổi, từ lúc nở cho đến khi rời tổ bay kiếm ăn theo đàn khoảng 40 – 50 ngày. Chim bố mẹ bắt đầu mớm mồi cho chim con, một ngày trung bình 3 lần/ngày, nhiều nhất là 7 lần/ngày và ít nhất là 2 lần/ngày. Thời điểm mớm mồi tập trung vào lúc 7 giờ sáng và 19 giờ tối trong ngày.

9/ Chim yến tổ trắng sống theo bầy, nhiều bầy, nhiều thế hệ thành quần đàn trong nhà yến. 

    Thời điểm tuổi chim trưởng thành bắt cặp kết đôi không giống nhau nên trong nhà yến lúc nào cũng có chim làm tổ, chim ấp trứng, chim non đòi mồi… vì thế việc khai thác tổ yến kéo dài quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3 và tháng 7 là nhiều nhất.

10/ Vùng hoạt động của chim yến trên không trung

Những ngày trời trong, ít mây chim hoạt động trên cao 80-200 mét, những ngày trời âm u nhiều mây chim hoạt động ở tầng thấp 30-80 m để kiếm mồi ăn, nguyên nhân là do sự thay đổi tầng hoạt động của các côn trùng bay trong ngày.
Chim yến khi bay trong không trung có thể khi đạt độ cao có thể ngưng bay và thả rơi tự do cho đến độ cao nhứt định sẽ bay lượn lại, nhiều người cho là chim ngủ trên không trung.

11/ Sự thay đổi thời tiết và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chim yến
-   Những tháng, những ngày thời tiết thay đổi, lúc giao mùa, khi mùa nắng chuyển sang mùa mưa trước lúc xuất hiện những cơn dông, chim yến sẽ hoạt động ở tầng thấp và lúc này chúng xuất hiện sẽ bay đảo lượn chung quanh các nhà yến với số lượng nhiều gấp 2-3 lần so với mức chim đang hoạt động của nhà yến và của khu vực nhưng sau khi cơn dông qua đi hay thời tiết trở lại bình thường chim không còn xuất hiện nữa.

-   Trời nóng bức hanh khô, bầu trời trong xanh, trong khu vực có những đám khói và nhiều tác nhân khác có thể tác động đến sinh hoạt thường xuyên của những đàn chim yến đã ở trong nhà yến, chúng sẽ lảng vảng trên khu vực trên cao 100-150 m để săn mổi và chỉ về nhà yến khi thật tối trời.

-   Xuất hiện địch hại như chim cú, đại bang, diều hầu hay chim cắt … nhứt là ở những nơi có nhiều cây cao như cao su, đước … chim yến sẽ rút bay lên tầng cao để tránh tầm tấn công của địch hại. Chim chờ đến khi những con địch hại này bay đi mới về nhà yến. Đáng sợ nhứt là ở những lùm cây cao, cú mèo ẩn núp, khi chạng vạng tối đến (5-6 g30 chiều) chúng kêu lên, chim yến sở sẽ bay tản đi nơi khác.

    Trong những trường hợp này, nếu các yếu tố nội tại trong nhà yến vẩn bình thường, sau khi các yếu tố bên ngoài không còn tạo nguy hiểm cho đàn chim yến, chim sẽ bay về nhà yến tối hơn sau 19 giờ hoặc chim phải tạm trú ở các nhà yến khác chờ khi tình hình tốt mới bay về nhà. Chim cú rất đáng sợ nên ở những nhà yến có nhiều cây cao chung quanh nhà nên theo dỏi và xua chúng đi, cũng nên vào bên trong nhà yến nên có những địch hại nào và bắt chúng đi.

12/ Vùng hoạt động kiếm ăn của chim yến không cố định

    Vùng hoạt động kiếm ăn của chim yến không cố định, thay đổi theo sự xuất hiện của côn trùng mồi ăn nên có thể thay đổi nhiều vùng hoạt động trong năm, tùy theo thời tiết và môi trường thiên nhiên sản sinh côn trùng. Điều này có thể giải thích khi chọn các vùng, các khu vực mới có thể xây dựng nhà yến hay phát triển thành các làng chim yến là tùy thuộc vùng sản sinh côn trùng bền vững hay dể bị suy thoái